Thành tựu văn hóa-nghệ thuật Văn_minh_sông_Hồng

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, viết ở thế kỷ 15

Xem bài chính: Văn hóa - nghệ thuật Đại Việt

Vào thời đại Đồ đồng đã ra đời một nền văn hóa thống nhất và độc đáo, đạt mức độ kỹ thuật và nghệ thuật cao, nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Các nghiên cứu nhân chủng, lịch sử và khảo cổ gần đây đã khẳng định sự tồn tại một thời kỳ các Vua Hùng khoảng trên 1000 năm trước Công nguyên tên Vương quốc Văn Lang, sau đó đổi tên là Âu Lạc. Đến thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, Ấu Lạc đã bị xâm chiếm và sáp nhập vào đế chế phong kiến Hán hùng mạnh ở phương Bắc. Nhưng sự thống trị của phong kiến Trung Hoa kéo dài mười thế kỷ đã không bẻ gãy và không đồng hoá được nền văn hoá Việt.

Một điều đương nhiên, khi kẻ đi xâm lược không bẻ gãy được nền văn hóa hùng mạnh bản địa thì tức thì kẻ xâm lược và trực tiếp ở lại cai trị lại bị chính nền văn hóa đó đồng hóa. Nhưng cũng phải kể đến ảnh hưởng văn hóa của kẻ đi xâm lược cũng có mặt tích cực cho văn hóa bản địa. Thực tế chứng minh qua nhiều nền văn hóa trên thế giới cho thấy điều này hoàn toàn đúng. Một ví dụ cho nền văn hóa Trung Hoa, đó là dân tộc Hán suốt trong chiều dài lịch sử của mình thường xuyên bị những cư dân du mục phía Bắc xâm lược và đô hộ, nhưng những kẻ xâm lược và ở lại cai trị từ phương Bắc Trung Quốc mất dần văn hóa của mình để hòa mình vào văn hóa Trung Hoa. Điều này nói lên để khẳng định lại một lần nữa cho Văn minh Sông Hồng phát triển càng rực rỡ và hùng mạnh hơn ở thời kỳ hoàng kim - Đế chế Đại Việt của Hoàng đế Lê Thánh Tông.